GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH LONG AN

GIỚI THIỆU DU LỊCH LONG AN
 Những thông tin cần thiết & kinh nghiệm khi đi du lịch Long An

Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, điểm đến Long An:




-         Cụm di tích Bình Tả: Cụm di tích kiến trúc, nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả (gồm Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước) cách TP Tân An khoảng 40km về phía Đông Bắc, tại ấp Bình Tả, xã Đức Hào Hạ, huyện Đức Hòa. Nằm trong quần thể di tích thời tiền sử được phẩn bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Đông, cụm di tích này thuộc nền văn hoá Óc Eo-Phù Nam. Bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài, có một bản bằng 646 chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi lại câu kinh Phật giáo; đồng thời khai quật được nhiều hiện vật có giá trị như tượng Thần Siva, thần giữ đền, tượng Vinu, các linh vật, yoni, nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quí, sa thạch và hàng loạt di chỉ khác về con người tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng bán kính 10km. Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ Siva, thuộc tôn giáo Bà la môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ I TCN được truyền bá vào miền Nam Đông Dương từ đầu Công nguyên.

-         Ngôi nhà trăm cột: thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, cách TP Tân An khoảng 50km. Ngôi nhà làm bằng gỗ quí (cẩm lai, gõ đỏ), được xây dựng trên 100 năm với vẻ rêu phong cổ kính, với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh vi trong trang trí nội thất từ bàn tay khéo léo, điêu luyện của 15 người thợ tài hoa. Hoa văn ở đầu kèo, đầu cột làm cho người tham quan có cảm giác như đang đứng giữa một khu rừng đầy hoa lá, cỏ cây, chim muông… Ngôi nhà đã được công nhận Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Ngôi nhà đã thu hút nhiều nghệ nhân các vùng lân cận đến nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng và nhiều du khách đến đây tham quan.
-         Nhà bảo tàng Long An: Nằm ngay trung tâm TP Tân An, thuộc phường 4. Bảo tàng Long An trưng bày nhiều cổ vật quí hiếm có ý nghĩa văn hoá nghệ thuật, trong đó có nhiều hiện vật được khai quật từ các di chỉ văn hóa tại địa phương, rất thú vị cho du khách đến tham quan nghiên cứu.
-         Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười: Cách TP Tân An khoảng 50km, thuộc các huyện Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Thạnh Hoá và Tân Thanh. Nơi đây, có rừng tràm bạt ngàn và đầm sen mênh mông. Hệ sinh thái động, thực vật Đồng Tháp Mười phong phú như rùa, rắn, trăn, cua đinh, cá, chim…
-         Vườn Thanh Long: thuộc huyện Châu Thành, cách TP Tân An 5km. Điểm du lịch vườn lý thú, hấp dẫn du khách bởi những cành thanh long được uốn mình trên những cành cây như rồng xanh uốn lượn ngậm quả chín đỏ. Những chủ vườn tiếp khách nồng hậu, lịch sự.
-         Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười: thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hoá. Diện tích 1.041 ha, trong đó có 800ha rừng tràm nguyên sinh. Trong khu vực này có trên 100 loài thực vật bậc cao, 100 loài thực vật hệ nổi thuỷ sinh, trên 200 loài động vật và thủy sản vùng rừng ngập nước. Trung tâm nghiên cứu các dược từ cây cỏ vùng Đồng Tháp Mười như dầu tràm, mật ong…

Một số lễ hội Long An:
-    Lễ hội làm chay: Tổ chức tại xã Tầm Vu, huyện Châu Thành, vào ngày 15/01 (âm lịch) hàng năm. Lễ hội có tổ chức đám rước ông Tiêu. Đây là một lễ hội lớn được ngành văn hóa Long An hỗ trợ duy trì và phát triển.
-    Lễ Tống phong: Tổ chức vào ngày 06/3 (Âm lịch), tại xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ và Bình Lập-TP Tân An. Mục đích là đuổi gió độc, ôn dịch ra khỏi làng để dân làng khỏe mạnh, yên tâm làm ăn. Hình thức lễ khác nhau,có nơi thả bè chuối có lễ vật trôi trên sông, có nơi làm đám rước “Tề Thiên đánh động” với ngụ ý để xua đuổi lũ yêu tinh, ma quái.
-     Lễ cầu mưa: Thường được tổ chức ở Cần Đước, Cần Giuộc, Vàm Cỏ, dưới dạng thi đua ghe. Ngày xưa, lễ cầu mưa thường tổ chức vào năm thời tiết nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp nhưng hiện nay tổ chức hàng năm để cảm tạ Trời Đất. Có nơi tổ chức đua ghe, có nơi tổ chức đám rước Rồng để rước nước, xin Rồng làm mưa.
Các đặc sản: Long An là vùng nông nghiệp từ lâu đã nổi tiếng với gạo Nàng Hương, dưa hấu Long Trì, khóm Bến Lức, đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừa, rượu đế Gò Đen, Thanh Long…

 Khách sạn tại Long An:
-          Bông Sen: 7A Võ Công Tồn, TP Tân An - Điện thoại: 072 3826 439
-         Trường Tiền: 60 Nguyễn Trung Trực, TP Tân An - Điện thoại: 072 3831 326
-   Du lịch Công Đoàn: 139 Nguyễn Thái Bình, TP Tân An - Điện thoại: 072 3821 779
-   Huỳnh Thảo: 80 Hùng Vương, TP Tân An - Điện thoại: 072 3827 168
-   Nhựt Long: 368 Hùng Vương, TP Tân An - Điện thoại: 072 3833 735

Nhà hàng tại Long An:
-       Hương Sen: 536 quốc lộ 1A, TP Tân An - Điện thoại: 072 3829 704
-       Phương Nam: 539 quốc lộ 1A, TP Tân An - Điện thoại: 072 3823 612
-       Kim Tháp: TP Tân An - Điện thoại: 072 3822 953
-       Vàm Cỏ: Thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ - Điện thoại: 072 3867 147
-       Hương Biển: 435 quốc lộ 1A, TP Tân An - Điện thoại: 072 3825 531
Thông tin về du lịch Long An:
Công ty du lịch Hoa Sen Châu Á – Asia Lotus TRAVEL
Tel: 08.3758 1056  Fax: 08.3758 0528
Địa chỉ: C11/33 Phạm Hùng, Bình Hưng, Bình Chánh, Tp.HCm

DU LICH LONG AN: TOUR DU LICH LONG AN
DU LICH MIỀN TÂY: CÁC TOUR DU LICH MIỀN TÂY NAM BỘ

THÔNG TIN TỔNG QUAN TỈNH LONG AN:
Diện tích: 4.491,87km2
Dân số: 1.436.914 người
Long An nằm toạ độ 10021’-12019’ Bắc và 105030’-106059’ Đông, phía bắc giáp Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp Tiền Giang, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Đông giáp TP Hồ Chí Minh. Dù xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam là vùng trũng Đồng Tháp Mười, có rừng tràm ngập phèn rộng lớn.



Long An có 01 TP (Tân An) và 13 huyện (Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hoá, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng).
Long An có nhiều di tích đặc biệt là phát hiện nhiều nơi có di tích Óc Eo, và có rừng tràm vùng Đồng Tháp Mười, để phát triển thế mạnh du lịch di tích lịch sử văn hoá và sinh thái.



2 nhận xét: